Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Kim Thành
Xem chi tiết
giúp mik với
Xem chi tiết

Đó là tình huống đối lập. Một bên là tiếng trống thúc giục sưu thuế của bọn cai lệ và một bên là sự ốm yếu, khốn khổ của người dân
=> Mẫu thuẫn nông dân- địa chủ, thống trị - bị trị căng thẳng cao độ hơn bao giờ. Và cũng bộc lộ ra sợ bất công, ngang trái trong cảnh làng quê vốn yên bình.

Bình luận (0)
mpou
Xem chi tiết
Long Sơn
7 tháng 11 2021 lúc 8:57

Tham khảo:

Đó là tình huống đối lập. Một bên là tiếng trống thúc giục sưu thuế của bọn cai lệ và một bên là sự ốm yếu, khốn khổ của người dân
=> Mẫu thuẫn nông dân- địa chủ, thống trị - bị trị căng thẳng cao độ hơn bao giờ. Và cũng bộc lộ ra sợ bất công, ngang trái trong cảnh làng quê vốn yên bình.

Bình luận (0)
Thư Vũ
Xem chi tiết
Quinn
26 tháng 11 2021 lúc 18:57

C

 

Bình luận (0)
Đông Hải
26 tháng 11 2021 lúc 18:58

B

Bình luận (0)
S - Sakura Vietnam
26 tháng 11 2021 lúc 18:59

C

Bình luận (0)
Phạm Gia Huy
Xem chi tiết

Trong hành trình khôn lớn trưởng thành, hành trang chúng ta mang theo không chỉ là tình yêu thương của cha mẹ, thầy cô mà còn là những hồi ức quý giá. Ai cũng mang nỗi nhớ về người bạn đã cùng mình trải qua tuổi ấu thơ và kỉ niệm không thể quên. Co một kỉ niệm xúc động về người bạn thuở ấy mà tôi luôn nhớ mãi.

Tôi là con một trong gia đình nên từ nhỏ, bạn bè đã là món quà vô giá đối với tôi. Bố mẹ cũng thường khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi kết thêm nhiều người bạn mới để tôi không cô đơn. Người bạn đồng hành cùng tôi lâu nhất, từ lúc còn bi bô tập nói đến giờ là cô bạn hàng xóm tên Quỳnh Chi. Quỳnh Chi cũng là con một, chúng tôi trùng hợp lại sinh cùng ngày nên chơi rất thân với nhau. Chi dáng ngưởi cao lớn, da trắng. Từ nhỏ, cô bạn đã tỏ ra hiểu chuyện hơn tuổi. Mọi người hay trêu đùa gọi là “bà cụ non”. Ban đầu Chi còn phụng phịu giận dỗi, sau quen cũng không phản đối.

Chi đối với tôi vừa là bạn thân, vừa giống như một người chị gái. Tính tôi vốn trẻ con, hay cáu gắt bướng bỉnh. Thỉnh thoảng còn giận hờn vô cớ với Chi. Chi luôn là người giảng hòa trước. Sinh nhật năm chúng tôi mười ba tuổi, tôi thích một con búp bê to hình mèo Hello Kitty. Mỗi lần đi học về, tôi lại đứng tần ngần trước cửa hàng bán thú bông cạnh trường, chăm chú nhìn nó mãi. Chi băt gặp, liền hỏi:

– Cậu thích con mèo kia à?

Giữa chúng tôi không có chuyện gì bí mật nên tôi không giấu diếm mà đáp ngay:

– Ừ tớ cực kỳ thích luôn ấy. Nó dễ thương đúng không?

Chi gật đầu tán thành rồi kéo tôi về, bảo hôm khác đủ tiền sẽ mua nó. Tôi hiểu ý Chi nhưng cũng ý thức được điều đó không thể xảy ra. Gía của nó rất cao, xin bố mẹ chắc chắn không được mà để danh tiền thì sẽ bị người khác mua mất. Tôi nghĩ vậy nên chỉ hay ra ngắm nhìn chứ không nghĩ sẽ đem nó về nhà.

Sinh nhật năm ấy vẫn được tổ chức như mọi năm. Hai chúng tôi cùng cắt một chiếc bánh, cùng ước nguyện và cùng thổi nến. Khi mọi người lục tục ra về, tôi vào phòng và ngắm nhìn những món quà, lòng vẫn không nén được chút thất vọng vì không có con mèo mình yêu thích. Bất ngờ, cánh cửa phòng dần hé mở, tôi thấy cái đầu nhỏ nhắn của Quỳnh Chi ghé vào:

– Ngạc nhiên không? Chúc mừng sinh nhật nè!

Nói đoạn, Chi kéo ở phía sau mình ra một thứ. Tôi vỡ òa trong niềm vui, đó chính là con Hello Kitty tôi ao ước. Chi ôm nó đến cạnh tôi, nhìn con mèo to gần bằng người mình tôi vui sướng hét lên:

– Đẹp quá. Cậu mua nó cho tớ à?

– Tớ mua hôm qua đấy. Qùa sinh nhật cả năm sau luôn nhé, năm sau không được đòi tớ đâu.

Chi hài hước nói đùa. Tôi bất ngờ vô cùng, vừa gật đầu vừa ôm chi nhảy lên nhảy xuống. Tôi cứ vô tư như vậy, không hay biết bạn thân của mình đã dành tiền tiết kiệm hai năm nay để mua cho tôi. Mẹ nói với tôi, Chi dành dụm để mua bộ sách mà cậu ấy mong muốn từ lâu, nhưng vì tôi thích gấu bông nên cậu ấy không suy nghĩ mà mua tặng tôi ngay. Lúc biết sự thật, tôi lắp bắp hỏi:

– Sao cậu ngốc thế…Qùa quà…

– Sách vẫn xuất bản lại mà, còn gấu bông chị chủ bảo chỉ còn có một con thôi. Tớ chỉ có bạn thân là cậu, sau này cậu mua lại cho tớ là được rồi. – Chi ngắt lời tôi, vui vẻ nói ra suy nghĩ của mình.

Tôi xúc động, không ngăn được nước mắt. Không phải Chi không muốn có bộ sách kia chỉ là vì sở thích của tôi mà bạn ấy tạm gác lại ao ước của mình. Nhìn cô bạn đang mỉm cười tươi tắn, tôi thàm cảm thấy mình may mắn biết bao nhiêu. Mẹ nói không dễ dàng có được một người bạn sẵn sàng sẻ chia như thế, Chi thực sự là một người bạn tốt.

Chúng tôi lớn lên bên nhau, cùng nhau trải qua bao vui buồn tuổi thơ. Những lúc khó khăn hoạn nạn, Chi chưa bao giờ bỏ rơi tôi. Kỉ niệm ngày đó, có lẽ Chi đã quên nhưng tôi lại luôn ghi nhớ. Đó là dấu mốc ý nghĩa quan trọng về tình bạn của chúng tôi, là kỉ niệm tôi luôn trân trọng về người bạn tri kỉ.

a hihi

Bình luận (0)
Phạm Gia Huy
8 tháng 9 2018 lúc 20:14

nguyễn như thịnh dở hơiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
30 tháng 1 lúc 16:46

- Nhân vật Thị Kính: Đẹp người, đẹp nết, hết lòng yêu thương gia đình nhưng bị gia đình chồng nghi oan.

- Cách tác giả dân gian xây dựng nhân vật: Chia theo hai tuyến: Một tuyến là nhân vật đầy tâm sự, gánh chịu nhiều bi kịch trong cuộc đời và một tuyến là nhân vật có đức hạnh, kiên định trong niềm tin và tôn trọng lễ nghi.

Bình luận (0)
Hoàng Thùy Linh
Xem chi tiết
☣Hoàng Huy☣
2 tháng 11 2019 lúc 12:13

Ngô Tất Tố là một trong những gương mặt tác giả tiêu biểu nhất của nền văn học hiện thực Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với tập tiểu thuyết "Tắt đèn", truyện kể về cuộc đời và số phận chị Dậu, một phụ nữ nông thôn nghèo đói, nạn nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến. "Tức nước vỡ bờ" là một đoạn trích tiêu biểu trong tác phẩm, thể hiện bước ngoặt tâm lý nhân vật chị Dậu, bước đầu dám vùng lên phản kháng, chống lại bọn cường hào lý trưởng. Đặc sắc nghệ thuật nằm ở tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả nhân vật với tính cách tương phản đối lập và ngôn ngữ đối thoại chân thực, đặc sắc.

Sau một đêm bị trói, bị đánh ngoài đình, anh Dậu được trả về nhà, rũ rượi như một xác chết, chưa kịp húp bát cháo cho hoàn hồn thì bọn cai lệ và người nhà Lý trưởng lại kéo đến đòi tiền sưu. Chị Dậu bằng mọi cách van xin, lạy lục tên cai lệ đừng vội trói chồng chị đi nhưng hắn thẳng tay đánh đập, chửi bới chị. Bị đẩy vào đường cùng, chị Dậu đứng lên đánh trả tên cai lệ và bọn tay sai mạt hạng.

Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích được thể hiện ở khả năng khắc họa nhân vật đại tài của Ngô Tất Tố. Xây dựng hình tượng nhân vật chị Dậu, tác giả muốn khắc họa chân dung người phụ nữ Việt Nam đức hạnh, biết chịu đựng nhưng vô cùng quyết liệt, giàu sức phản kháng. Khi anh Dậu được trả về nhà, chị lật đật chạy đi nấu cháo cho chồng ăn hồi sức, "rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm", "đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó, như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không". Tình thương chồng, thương con được thể hiện rất kín đáo, sâu sắc, không phô trương hay màu mè. Khi bị tên cai lệ và người nhà lý trưởng áp giải tiền sưu, chị rất nhẹ nhàng, cam chịu, cầu xin bằng giọng "run run", "chạy đến đỡ lấy tay hắn" khi hắn định trói anh Dậu, van xin khẩn thiết: "Cháu van ông". Chị gọi tên cai lệ là ông, xưng cháu, thể hiện sự tôn trọng với thân phận thấp hèn. Trái ngược với sự tha thiết, nhún nhường của chị, tên cai lệ thẳng tay "bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trí anh Dậu". Đến lúc này, sự thay đổi trong cách xưng hô từ "ông - cháu" sang "ông - tôi":" Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ" đã mở ra bước ngoặt tâm lí nhân vật. Bị đánh, bị chửi, sự đức độ và hiền lành bị thách thức. Và cuối cùng, khi bị cai lệ tát vào mặt, chị Dậu "nghiến hai hàm răng", dõng dạc nói: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Con giun xéo lắm cũng quằn, chị Dậu đã vượt qua giới hạn của bản thân, sẵn sàng xưng bà, gọi mày với tên quan mạt rệp, độc ác. Xây dựng nhân vật theo thứ tự tăng cấp của diễn biến tâm lý, tác giả đã khắc họa hình tượng nhân vật chị Dậu, người phụ nữ điển hình trong xã hội xưa, hiền lành, chăm chỉ, nhún nhường nhưng luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, dám đứng lên chống trả ức hiếp, bóc lột.

Trái ngược với hình ảnh chị Dậu, tên cai lệ được tác giả miêu tả đại diện cho tầng lớp thống trị. Chất giọng "khàn khàn của người hút nhiều sái cũ", hình dáng "lẻo khoẻo", ăn nói cục súc, hành động côn đồ, chỉ biết dùng vũ lực, đánh cả đàn bà, con gái,... từng ấy chi tiết miêu tả đã khiến người đọc hình dung ra một tên tay sai mạt hạng. Có ý kiến cho rằng, tên cai lệ chính là hình tượng điển hình cho lớp quan lại phong kiến Việt Nam thời bấy giờ, rỗng tuếch, đểu cáng, tàn ác, giết hại chính đồng bào mình, bợ đỡ thực dân để được sống yên ổn. Sự thảm hại "ngã chổng quèo trên mặt đất" của tên cai lệ đã cho người đọc thấy sự đối lập giữa sức vóc của "người đàn bà lực điền", đại diện cho tầng lớp nông dân và tên nghiện gầy gò cai lệ. Khắc họa nhân vật xuất sắc không chỉ đem lại sự cuốn hút cho người đọc mà còn phản ánh hiện thực xã hội đương thời, một xã hội tối tăm, mục ruỗng, con người tàn sát lẫn nhau để được tồn tại.

Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện lớp lang, có cao trào, kịch tính góp phần làm nên thành công của tác phẩm. Liên kết chặt chẽ giữa xung đột tình huống đốc thúc câu chuyện lên tới cao trào, giải quyết mượt mà và thỏa mãn người đọc. Tác giả mượn lời đối thoại và hành động của nhân vật, gián tiếp dẫn dắt tình huống lên tới đỉnh điểm. Vì bị đánh, bị chửi nên chị Dậu mới có tinh thần phản kháng. Vì hùng hổ xông vào đòi trói anh Dậu nên tên cai lệ và bọn tay sai Lý trưởng mới bị chị Dậu đánh trả. Tác giả để cho nhân vật tự đẩy tình huống lên cao trào và tự giải quyết mâu thuẫn bằng hành động, lời nói và tính cách cá nhân.

Một đặc sắc nghệ thuật điển hình của đoạn trích là ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật. Lấy chất liệu đời sống, khai thác giá trị thực tiễn, lời ăn tiếng nói của nhân vật góp phần định hình thể loại văn chương và ghi dấu cá tính tác giả. Ngôn ngữ thôn quê bình dị, chất phác, điển hình cho từng tuyến nhân vật. Tên cai lệ thì ngang tàng, hống hách, chị Dậu lại thiết tha, lễ độ, đồng thời quật cường, đanh thép, bà cụ hàng xóm xuất hiện với giọng điệu lo âu, cám cảnh. Việc sử dụng ngôn ngữ thuần túy tự nhiên khiến văn của Ngô Tất Tố tự có chiều sâu, tái hiện không khí làng quê đặc trưng thời bây giờ.

Đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích đã khẳng định tài năng của tác giả, góp phần làm nên đại thành công của tập tiểu thuyết. Khả năng xây dựng cốt truyện, khai thác nhân vật và bút pháp tài hoa đã tái hiện bức tranh hiện thực làng quê Việt Nam xưa. Đặt trong hoàn cảnh đất nước ngày ấy, tác phẩm được coi như lời kêu gọi nhân dân đứng dậy chống áp bức đấu tranh, giành lại nhân quyền cho chính bản thân mình.

"Tức nước vỡ bờ" là đoạn trích đặc sắc trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, cùng tìm hiểu chi tiết về đoạn trích, bên cạnh bài Phân tích nghệ thuật đoạn trích Tức nước vỡ bờ, các em có thể tìm đọc thêm: Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, Chứng minh người nông dân vẫn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp qua Lão hạc và Tức nước vỡ bờ, Bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ, tay sai thực dân phong kiến trong Tức nước vỡ bờ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ngoc Han ♪
2 tháng 11 2019 lúc 12:40

Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945. Các tác phẩm của ông chủ yếu xoay quanh chủ đề số phận của người nông dân trước Cách mạng. Trong số đó phải kể đến tác phẩm "Tắt đèn" với những kiếp người khốn cùng, tăm tối mà tiêu biểu là nhân vật chị Dậu. Tuy nhiên ở người phụ nữ này luôn tiềm tàng một sức sống, sức phản kháng mãnh liệt đối với xã hội đầy bất công ấy. Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" chính là ví dụ điển hình nhất cho vẻ đẹp của chị Dậu và của người phụ nữ Việt Nam.

Vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu trước hết là vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu chồng, thương con. Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa được thả sau những đánh trận đánh nhừ tử vì không đủ tiền nộp sưu thuế. Đón chồng về trong tình trạng đau yếu tưởng như sắp chết mà trong nhà cũng chẳng có gì ngon để tẩm bổ, may thay người hàng xóm thương tình cho vay bát gạo nấu cháo cho chồng ăn lại sức. Cháo chín, chị ngồi quạt đợi cho cháo nguội rồi ân cần nâng chồng dậy, dịu dàng như nịnh nọt nói với chồng: "Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xốt ruột". Chị hãy còn để ý xem chồng ăn có ngon miệng hay không. Chính những hình ảnh, cử chỉ đó đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của một người vợ đối với người chồng dù đang trong cơn khốn khó.

Không những thế, khi anh Dậu vừa mới kề bát cháo lên miệng thì bọn cường hào lại tìm đến nhà lôi ra đánh đập. Thương người chồng ốm yếu, chị không quản ngại mà quý xuống van xin cai lệ: "Cháu xin ông", "Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!". Tuy thế nhưng tiếng kêu van của chị không làm cho đám cường hao có một chút động lòng, chúng cứ thế xông vào trói anh Dậu. Bị dồn vào thế chân tường, không còn con đường nào khác, chị đã tức thì đánh trả lại bọn chúng để bảo vệ người chồng đau yếu không còn chút sức kháng cự. Hành động ấy cũng đã chứng tỏ tình yêu thương của chị đối với chồng bất chấp cả cường quyền bạo ngược.

Yêu chồng, thương con, chị Dậu đau như đứt từng khúc ruột khi phải bán đứa con đầu lòng ngoan ngoãn hiếu thảo. Người đọc có thể thấy rằng chị Dậu là người mẹ tàn nhẫn, vì "hỗ dữ không ăn thịt con" vậy mà ở đây chị Dậu lại nhẫn tâm bán con cho nhà Nghị Quế. Nhưng không phải vậy. Người mẹ như chị phải bán đứa con mình đứt ruột đẻ ra mới biết nó đau đớn thế nào. Chị nghĩ rằng, sau khi chồng chị được tha về, hai vợ chồng sẽ làm ăn rồi chuộc con. Hơn nữa, cái Tí cũng được vào nhà Nghị Quế sang giàu, tuy chẳng mong cao sang tốt đẹp gì nhưng như thế có khi còn hơn ở nhà. Với tất cả tình yêu dành cho chồng, cho con, chị Dậu chính là một người phụ nữ Việt Nam có những phẩm hạnh rất đáng quý và đáng trân trọng.

Ở nhân vật chị Dậu, người đọc còn thấy vẻ đẹp của một người phụ nữ giàu đức hy sinh. Cảnh nhà quẫn bách, chồng bị bắt trói vì không có tiền nộp sưu, chị Dậu phải cáng đáng vai trò là trụ cột trong cái gia đình khốn khổ ấy. Một mình chị phải chạy vạy khắp nơi, phải bán chó, bán con để lấy tiền nộp sưu cứu chồng khỏi vòng lao lý. Chị đã phải tất tả ngược xuôi, đổ bao mồ hôi nước mắt để đón chồng về trong cái tình trạng chỉ như cái xác không hồn. Thế nhưng, du khổ cực hay đau xót, người phụ nữ ấy chỉ rơi những giọt nước mắt lặng lẽ chứ không hề một lời kêu than. Một người phụ nữ Việt Nam thật nhân hậu, giàu đức hạnh và tình yêu!

Nhân hậu, giàu đức hạnh và tình yêu nhưng đó cũng chưa phải là tất cả vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu. Ở người phụ nữ này còn toát lên tinh thần phản kháng mãnh liệt. Chính trong cái tình cảnh chứng kiến người chồng chuẩn bị lôi đi, tình yêu chồng và lòng căm thù bọn ác bá cường hào đã thôi thúc chị vùng lên dữ dội.

Khi chị đã hết lời van xin nhưng tên cai lệ vẫn không tha cho, cố tình sấn đến định bắt anh Dậu thì lúc này chị Dậu đã cảnh cáo: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ". Câu nói đầy cứng rắn, có đủ tình, đủ lí nhưng không ngăn nổi cái ác tiếp diễn. Tên cai lệ sấn tới tát chị và chính cái tát ấy như lửa đổ thêm dầu, làm bùng lên ngọn lửa căm hờn, chị nghiến hai hàm răng: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!". Tên cai lệ chưa kịp làm gì thêm thì đã bị chị "túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng queo trên mặt đất". Còn tên người nhà lí trưởng cũng bị chị Dậu "túm tóc, lẳng cho cho một cái, ngã nhào ra thềm".

Có thể thấy sự chuyển biến tâm lý và hành động rất mạnh mẽ ở nhân vật trong tình cảnh này. Từ một người phụ nữ nông thôn hiền lương, nghèo đói, luôn sợ sệt lũ tay sai thúc thuế, chị đã dám phản kháng chống lại uy quyền. Đến lúc này thì nỗi căm phẫn đã lên đến đỉnh điểm, nỗi sợ hãi cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, thay vào đó là một bản lĩnh quật khởi rất cứng cỏi: "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được".

Tức nước thì vỡ bỡ, có áp bức thì tất có đấu tranh là một quy luật tất yếu. Tuy vậy, sự đấu tranh của chị Dậu chỉ là hành động mang tính bộc phát chứ không có tính định hướng, cũng chưa có tính tập thể cho nên cuối cùng một mình chị vẫn không thể nào chống đỡ lại được cả một chế độ phong kiến thối nát, độc ác, chuyên quyền. Chị vẫn phải vùng chạy, lao vào màn đêm tăm tối như chính của cuộc đời của mình.

Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" được coi là một trong những đoạn trích hay nhất của tác phẩm "Tắt đèn". Đoạn trích vừa làm nổi bật vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu chồng thương con, giàu đức hy sinh và sức phản kháng mãnh liệt, vừa thông qua đó để lên án một xã hội cường quyền, áp bức bất công đẩy người nông dân thấp cổ bé họng vào đường cùng, buộc họ phải vùng lên tranh đấu.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phan Tiến Nghĩa
2 tháng 11 2019 lúc 13:21

Ngô Tất Tố là một trong những gương mặt tác giả tiêu biểu nhất của nền văn học hiện thực Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với tập tiểu thuyết "Tắt đèn", truyện kể về cuộc đời và số phận chị Dậu, một phụ nữ nông thôn nghèo đói, nạn nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến. "Tức nước vỡ bờ" là một đoạn trích tiêu biểu trong tác phẩm, thể hiện bước ngoặt tâm lý nhân vật chị Dậu, bước đầu dám vùng lên phản kháng, chống lại bọn cường hào lý trưởng. Đặc sắc nghệ thuật nằm ở tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả nhân vật với tính cách tương phản đối lập và ngôn ngữ đối thoại chân thực, đặc sắc.

Sau một đêm bị trói, bị đánh ngoài đình, anh Dậu được trả về nhà, rũ rượi như một xác chết, chưa kịp húp bát cháo cho hoàn hồn thì bọn cai lệ và người nhà Lý trưởng lại kéo đến đòi tiền sưu. Chị Dậu bằng mọi cách van xin, lạy lục tên cai lệ đừng vội trói chồng chị đi nhưng hắn thẳng tay đánh đập, chửi bới chị. Bị đẩy vào đường cùng, chị Dậu đứng lên đánh trả tên cai lệ và bọn tay sai mạt hạng.

Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích được thể hiện ở khả năng khắc họa nhân vật đại tài của Ngô Tất Tố. Xây dựng hình tượng nhân vật chị Dậu, tác giả muốn khắc họa chân dung người phụ nữ Việt Nam đức hạnh, biết chịu đựng nhưng vô cùng quyết liệt, giàu sức phản kháng. Khi anh Dậu được trả về nhà, chị lật đật chạy đi nấu cháo cho chồng ăn hồi sức, "rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm", "đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó, như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không". Tình thương chồng, thương con được thể hiện rất kín đáo, sâu sắc, không phô trương hay màu mè. Khi bị tên cai lệ và người nhà lý trưởng áp giải tiền sưu, chị rất nhẹ nhàng, cam chịu, cầu xin bằng giọng "run run", "chạy đến đỡ lấy tay hắn" khi hắn định trói anh Dậu, van xin khẩn thiết: "Cháu van ông". Chị gọi tên cai lệ là ông, xưng cháu, thể hiện sự tôn trọng với thân phận thấp hèn. Trái ngược với sự tha thiết, nhún nhường của chị, tên cai lệ thẳng tay "bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trí anh Dậu". Đến lúc này, sự thay đổi trong cách xưng hô từ "ông - cháu" sang "ông - tôi":" Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ" đã mở ra bước ngoặt tâm lí nhân vật. Bị đánh, bị chửi, sự đức độ và hiền lành bị thách thức. Và cuối cùng, khi bị cai lệ tát vào mặt, chị Dậu "nghiến hai hàm răng", dõng dạc nói: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Con giun xéo lắm cũng quằn, chị Dậu đã vượt qua giới hạn của bản thân, sẵn sàng xưng bà, gọi mày với tên quan mạt rệp, độc ác. Xây dựng nhân vật theo thứ tự tăng cấp của diễn biến tâm lý, tác giả đã khắc họa hình tượng nhân vật chị Dậu, người phụ nữ điển hình trong xã hội xưa, hiền lành, chăm chỉ, nhún nhường nhưng luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, dám đứng lên chống trả ức hiếp, bóc lột.

Trái ngược với hình ảnh chị Dậu, tên cai lệ được tác giả miêu tả đại diện cho tầng lớp thống trị. Chất giọng "khàn khàn của người hút nhiều sái cũ", hình dáng "lẻo khoẻo", ăn nói cục súc, hành động côn đồ, chỉ biết dùng vũ lực, đánh cả đàn bà, con gái,... từng ấy chi tiết miêu tả đã khiến người đọc hình dung ra một tên tay sai mạt hạng. Có ý kiến cho rằng, tên cai lệ chính là hình tượng điển hình cho lớp quan lại phong kiến Việt Nam thời bấy giờ, rỗng tuếch, đểu cáng, tàn ác, giết hại chính đồng bào mình, bợ đỡ thực dân để được sống yên ổn. Sự thảm hại "ngã chổng quèo trên mặt đất" của tên cai lệ đã cho người đọc thấy sự đối lập giữa sức vóc của "người đàn bà lực điền", đại diện cho tầng lớp nông dân và tên nghiện gầy gò cai lệ. Khắc họa nhân vật xuất sắc không chỉ đem lại sự cuốn hút cho người đọc mà còn phản ánh hiện thực xã hội đương thời, một xã hội tối tăm, mục ruỗng, con người tàn sát lẫn nhau để được tồn tại.

Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện lớp lang, có cao trào, kịch tính góp phần làm nên thành công của tác phẩm. Liên kết chặt chẽ giữa xung đột tình huống đốc thúc câu chuyện lên tới cao trào, giải quyết mượt mà và thỏa mãn người đọc. Tác giả mượn lời đối thoại và hành động của nhân vật, gián tiếp dẫn dắt tình huống lên tới đỉnh điểm. Vì bị đánh, bị chửi nên chị Dậu mới có tinh thần phản kháng. Vì hùng hổ xông vào đòi trói anh Dậu nên tên cai lệ và bọn tay sai Lý trưởng mới bị chị Dậu đánh trả. Tác giả để cho nhân vật tự đẩy tình huống lên cao trào và tự giải quyết mâu thuẫn bằng hành động, lời nói và tính cách cá nhân.

Một đặc sắc nghệ thuật điển hình của đoạn trích là ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật. Lấy chất liệu đời sống, khai thác giá trị thực tiễn, lời ăn tiếng nói của nhân vật góp phần định hình thể loại văn chương và ghi dấu cá tính tác giả. Ngôn ngữ thôn quê bình dị, chất phác, điển hình cho từng tuyến nhân vật. Tên cai lệ thì ngang tàng, hống hách, chị Dậu lại thiết tha, lễ độ, đồng thời quật cường, đanh thép, bà cụ hàng xóm xuất hiện với giọng điệu lo âu, cám cảnh. Việc sử dụng ngôn ngữ thuần túy tự nhiên khiến văn của Ngô Tất Tố tự có chiều sâu, tái hiện không khí làng quê đặc trưng thời bây giờ.

Đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích đã khẳng định tài năng của tác giả, góp phần làm nên đại thành công của tập tiểu thuyết. Khả năng xây dựng cốt truyện, khai thác nhân vật và bút pháp tài hoa đã tái hiện bức tranh hiện thực làng quê Việt Nam xưa. Đặt trong hoàn cảnh đất nước ngày ấy, tác phẩm được coi như lời kêu gọi nhân dân đứng dậy chống áp bức đấu tranh, giành lại nhân quyền cho chính bản thân mình.

"Tức nước vỡ bờ" là đoạn trích đặc sắc trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, cùng tìm hiểu chi tiết về đoạn trích, bên cạnh bài Phân tích nghệ thuật đoạn trích Tức nước vỡ bờ, các em có thể tìm đọc thêm: Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, Chứng minh người nông dân vẫn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp qua Lão hạc và Tức nước vỡ bờ, Bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ, tay sai thực dân phong kiến trong Tức nước vỡ bờ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 12 2017 lúc 2:05

Nhân vật Nhĩ có hoàn cảnh đặc biệt:

Từng đi khắp nơi trên thế giới nhưng cuối đời lại gắn chặt với giường bệnh bởi căn bệnh hiểm nghèo, nên không thể tự mình dịch chuyển được

- Nhĩ phát hiện vùng đất bên kia đẹp, bình yên thì không có khả năng chạm tới

- Đặt nhân vật vào tình huống nghịch lý ấy, tác giả muốn dẫn bạn đọc trải nghiệm về cuộc đời

- Cuộc sống và số phận con người chứa đựng nhiều điều bất thường, nghịch lý, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định và ước muốn, hiểu biết và dự tính của con người

- Con người ta trên đường đời khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình, và sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp gần gũi, như cái bãi bôi bên kia sông, người vợ tần tảo, giàu tình yêu, đức hi sinh tới khi giã biệt cuộc đời Nhĩ mới cảm nhận được

Bình luận (0)
Nguyễn Lý Thảo Nguyên
Xem chi tiết